Company: | CORPORATION 36 |
Mã số thuế: | 0105454762 |
Mã chứng khoán: | Chưa niêm yết |
Trụ sở chính: | 141 Hồ Đắc Di-Phường Nam Đồng- Quận Đống Đa-TP. Hà Nội |
Tel: | 024-35332471 |
Fax: | 024-35332472 |
E-mail: | tongcongty36@tongcongty36.com |
Website: | http://36corp.com/ |
Năm thành lập: | 23/08/2011 |
Nói đến Tổng Công ty 36, trước tiên phải nói về vai trò của Anh hùng-Đại tá Nguyễn Đăng Giáp-người thuyền trưởng thông minh, gan dạ và tài ba, đã chèo lái con thuyền 36 vượt qua bao phong ba bão táp, qua những giai đoạn phát triển lớn mạnh và không ngừng, đạt được những chiến công chói lòa, và ghi dấu ấn những tiền lệ về sự đổi mới và đột phá chưa từng có trong Bộ Quốc Phòng.
Đầu tiên là từ một Xí nghiệp vô cùng khó khăn thiếu thốn, lạc hậu và đứng bên bờ vực phá sản với khối nợ 34 tỷ đồng, khi nhận bàn giao tiếp quản từ người tiền nhiệm. Đại tá Nguyễn Đăng Giáp đã lãnh đạo đơn vị vượt khó khăn để đi lên. Từ một Xí nghiệp nhỏ phụ thuộc vươn lên để trở thành một Công ty độc lập thuộc Bộ Quốc Phòng mở ra một chặng đường mới cho sự phát triển.
Tiếp theo với tư duy nhạy bén và đột phá người thuyền trưởng Nguyễn Đăng Giáp đã đề xuất BQP cơ cấu lại Cty TNHH Đầu tư Xây lắp Thương mại 36 trở thành một Tổng Công ty 36 hoạt động theo mô hình Công ty mẹ-Cty con, đây là điều chưa có tiền lệ đối với một doanh nghiệp của BQP, kể từ đây đánh dấu một cột mốc vô cùng quan trọng cho sự lớn mạnh của TCT36.
Năm 2014 một lần nữa Anh hùng Lao động Nguyễn Đăng Giáp đã phá tiền lệ, đi trước đón đầu tiên phong dẫn dắt 36 cổ phần hóa Công ty mẹ để công khai sức khoẻ doanh nghiệp, qua đó từng bước chuyển đổi, nâng cao phương pháp quản trị điều hành, hoàn thiện mô hình quản lý chuyên nghiệp bảo đảm tính minh bạch, tư duy tự chủ, sáng tạo đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của thời đại.
Đến nay, sau 2 năm CPH, TCT 36 hoạt động như một nhà thầu đa năng trong các lĩnh vực xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, thủy lợi, thủy điện, đầu tư kinh doanh bất động sản. Do có lộ trình cụ thể, xây dựng chiến lược kỹ lưỡng và hợp lý, có những dự án dài hơi nên TCT 36 không bị hẫng hụt trước khó khăn chung mà còn sớm triển khai tiếp cận với các nguồn vốn nước ngoài để nâng cao tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh.
Với vai quan trọng và vô cùng to lớn của Đại tá-Anh hùng Lao động Nguyễn Đăng Giáp đối với sự phát triển của Tổng Công ty 36 cũng như sự đóng góp của ông cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và sự kiến thiết dựng xây tổ quốc, Ông đã được đảng, nhà nước và nhiều tổ chức trao tặng và vinh danh nhiều danh hiệu cao quý. Đáng kể nhất là danh hiệu Anh hùng Lao động cho riêng cá nhân Đại tá Nguyễn Đăng Giáp vào năm 2010, danh hiệu Anh hùng Lao động cho Tổng Công ty 36 vào năm 2013. Vừa các tổ chức Doanh nhân Châu Á Thái Bình Dương và Diễn đàn Doanh nghiệp Thế giới cũng đã trao tặng cho Đại tá Nguyễn Đăng Giáp danh hiệu lãnh đạo xuất sắc, đây là những danh hiệu quốc tế quốc tế danh giá nhằm vinh danh các doanh nhân, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã có nhiều đóng góp và thành tích xuất sắc trong quản lý và phát triển một doanh nghiệp bền vững, có nhiều đóng góp cho nền kinh tế và xã hội trên khắp các quốc gia châu Á, và trên thế giới.
Trải qua 22 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, 36 đã đi từ không đến có: Từ một Xí nghiệp không tên tuổi, đang đứng bên bờ vực phá sản, đến nay tổng số tài sản Tổng Công ty trên 6.000 tỷ đồng, là doanh nghiệp xây lắp hàng đầu của quân đội và đất nước. Có thể tổng kết lại rằng Anh hùng Đại tá Nguyễn Đăng Giáp là một nhân tố quyết định của sự thành công của Tổng Công ty 36. Chúng ta thấy ở ông hội tủ đủ các yếu tố của một người lính dũng cảm, quyết liệt và tiên phong, một người doanh nhân nhạy bén và thông minh, một lãnh đạo có tâm, xuất sắc và tài ba.
Họ và tên | Chức vụ |
Nguyễn Đăng Giáp | Tổng Giám đốc |
Vũ Xuân Sắc | Kế toán trưởng |
Họ và tên | Nguyễn Đăng Giáp |
Nguyên quán |
Nhiều năm qua - đặc biệt là thời gian gần đây - trên phương tiện thông tiện đại chúng, trên thương trường, trong quân đội và ngoài xã hội, kể cả trên địa hạt văn hóa nghệ thuật, nổi tiếng một con người: Đại tá AHLĐ Nguyễn Đăng Giáp. Các nguyên thủ quốc gia, các chính khách, các tướng lĩnh và nhiều văn nghệ sỹ, nhà báo, nhà nghiên cứu đã dành cho Nguyễn Đăng Giáp sự đánh giá, chúc tụng, ngợi ca trọng vọng, xứng tầm. Nhà văn hóa, Nhà thơ Nguyễn Chí Tình có hẳn trường ca về anh hơn một ngàn hai trăm câu. Nhạc về Nguyễn Đăng Giáp cũng không ít. Vinh quang đến thế dễ có mấy người...
Với tôi, từ lâu, còn có chút tư tình với Nguyễn Đăng Giáp vì là đồng hương, hai nhà xưa cách nhau khoảng bốn cây số, lại là chỗ bà con. Thân phụ tôi và Cụ nội Nguyễn Đăng Lương của anh Giáp vừa là bạn đồng môn lại vừa là anh em đồng hao. Thuở nhỏ hàng năm, tôi vẫn theo cha đến nhà ông nội Giáp ăn giỗ và ông nội Giáp, cũng đến ăn giỗ ở nhà tôi. Bởi thế, khi biết Nguyễn Đăng Giáp nổi tiếng như thế tôi rất đỗi vui mừng. Hơn mười năm nay, tôi và Nguyễn Đăng Giáp đã có quan hệ với nhau khá thân tình...
Ấy vậy mà trong tôi, từ nhiều năm nay, một câu hỏi cứ neo đậu trong đầu: Nguyễn Đăng Giáp - Anh là ai? Đành là một cá thể sống với một cá tính trời sinh (Cha mẹ sinh con Trời sinh tính) nhưng cũng phải có những nguồn tinh lực nào hun đúc mới tạo nên Nguyễn Đăng Giáp như thế chứ? Cuộc đời Nguyễn Đăng Giáp còn là gì ngoài những điều ai cũng đã biết? Cái bệnh nghề nghiệp của tôi là nghề nghiên cứu văn học trong đó chuyện cốt lõi là khám phá thế giới con người. Cho nên, tôi vẫn coi Nguyễn Đăng Giáp như là một nhân vật tiểu thuyết mà mình khám phá xem sao? Bước đầu thì đã thấy Nguyễn Đăng Giáp là một cá thể sống độc đáo trong đó là một sự phức hợp phong phú đa chiều nên hiêu cho hết cá thể sống này cũng không đơn giản.
Nguyễn Đăng Giáp trước hết là người con của làng Đông Chử xưa, Nghi Trường nay vốn là một làng quê rất độc đáo, xứng đáng là nơi “ địa linh nhân kiệt”. Đông Chử là bến nước phía đông do hiện tượng biển lùi để lại nhiều vũng nước mà có. Đông Chử vào loại nghèo nhất trong vùng bới chỉ cồn khô cát bạc. Nhưng Đông Chử đã nẩy sinh nhiều người tài giỏi về Đông y. Đặc biệt cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã xuất hiện một bậc đại nhân sư tiêu biểu không chỉ trên đất Lam Hồng mà còn với cả nước: Cụ Nguyễn Thức Tự, đậu cử nhân làm quan chức Sơn phòng sứ Hà Tĩnh, là người chuẩn bị khu căn cứ cho vua Hàm Nghi xuất bôn phát hịch cần vương chống Pháp. Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, Cụ về quê mở trường dạy học, đào tạo khoảng bốn trăm sĩ tử, nhiều người là đại khoa, nhiều người trở thành những chí sĩ cứu nước sáng danh trong lích sử như Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế, Lê Văn Huân, Đặng Văn Bá, tiêu biểu nhất là Phan Bội Châu. Nguyễn Sinh Sắc thân phụ của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là môn đệ của cụ Tự. Thời đó, làng Đông Chử nghèo nàn mà trở thành một trung tâm giáo dục lớn có hiệu quả nhất không chỉ trên đất Lam Hồng. Như thế không là “địa linh nhân kiệt” hiếm có sao? Chính gia đình cụ Nguyễn Thức Tự lại là một gia đình cách mạng trong phong trào cứu nước cũng hiếm có của cả nước. Cụ có bảy con trai thì năm người tham gia cứu nước. Đặc biệt có ba người lẫy lừng trong lịch sử. Trong đó riêng chí sĩ liệt sĩ Nguyễn Thức Đường (Trần Hữu Lực) trước họng súng của quân thù đã để lại câu đối Tuyệt mệnh mà học giả Đặng Thai Mai đã cho là “tiếng nói cao cả nhất trong văn chương yêu nước của loài người”: “Giang sơn dĩ tử, ngã an đắc dư sinh, thập niên lai, luyện kiếm ma đao, tráng chí phục thù Hồng tổ quốc/ Vũ dực ví thành, sự hốt nhiên trung bại, cửu tuyền hạ, điều binh khiển tướng, âm hồn ám trợ thiếu niên quân” (Non sông đã chết, ta há sống thừa ư, hơn mười năm luyện kiếm mài gươm, chí lớn những mong phò Tổ quốc / Lông cánh chưa thành, sự bỗng đâu thất bại, dưới chín suối, điều binh khiển tướng, hồn thiêng ngầm giúp thiếu niên quân)... Ca dao dân gian từng ngợi ca gia đình cụ Nguyễn Thức Tự (quen gọi là cụ Sơn): “Ai về Nghi Lộc Nghệ An /Hỏi thăm con cháu cụ Sơn thế nào? Hỏi Canh(Nguyễn Thức Canh) Canh đã sang Tàu (Đông du)/Hỏi Đường (Nguyễn Thức Đường) Tây đã chặt đầu năm nao. Dần dà hỏi đến Thức Bao / Côn Lôn tin bặt lần sau vượt vời/ Cha con sau trước mấy người/ Hiến thân cho nước cho nòi Việt Nam”…
Nghĩ đến Nguyễn Đăng Giáp, đầu tiên tôi nghĩ là anh được phúc lớn là sinh ra ở cái bến nước phía Đông kỳ lạ này chứ ở nơi khác chắc gì đã có Giáp như hôm nay.
Nơi bến nước phia Đông này, Nguyễn Đăng Giáp lại được Trời cho sinh ra trong một gia đình chẳng giàu sang khoa bảng. Nhưng chính gia đình này được đón nhận bao nhiêu tinh lực của quê hương, đất nước mà nhiều gia đình cao sang nơi khác chắc gì đã có. Gia đình của Giáp sống cùng xóm với gia đình cụ Nguyễn Thức Tự. Cụ nội Nguyễn Đăng Lương là học trò của cụ Tự và bạn học với những sĩ phu ưu tú của đất nước như Phan Bội Châu Ngô Đức Kế... mới 18 tuổi đã làm Chánh tổng tổng Thượng xá. Trước đó, thân phụ cụ Lương là cụ Nguyễn Đăng Thanh cũng từng làm chánh tổng. Tổ tiên đã như thế chả trách mà sau này có “ hổ tử ” Nguyễn Đăng Giáp. Cụ Nguyễn Sinh Sắc trong những ngày ra tập bài tại trường cụ Tự đã ở trọ trong nhà cụ Lương. Cu Nguyễn Đăng Thanh và cụ Nguyễn Đăng Lương đã để lại cho con cháu bức hoành phi Phúc Lai Thành (có phúc đức mới thành công). Nguyễn Đăng Giáp là thành quả của Phúc lai thành. Con cụ Lương và là ông nội của anh Giáp, ông Chương Đớn, tám chục năm rồi, vẫn để lại trong tôi ấn tượng về một con người trầm lặng có dáng dấp nho phong mới thoáng nhìn đã thấy rõ. Rồi đến thân phụ của anh Giáp là ông Nguyễn Đăng Cẩn mà cách đây khoảng mười năm, nhân dịp cùng Truyền hình Việt Nam về Nghi Trường làm phim Danh nhân đất Việt về Vị đại nhân sư trên đất Lam Hồng Nguyễn Thức Tự thì tôi bỗng nhiên gặp ông ở nghĩa trang nhà anh Giáp. Ông Cẩn có dáng người đẹp, cao ráo, gương mặt lộ vẻ thông minh. Ông chào tôi như chào một người thân và trong chuyện trò gọi tôi là cậu với một ngôn từ đặm sắc thái bà con làm tôi cảm động và sống lại những ký ức tuổi thơ theo cha đến ăn giỗ ở nhà ông Chương Đớn. Rồi nữa là bà mẹ của anh Giáp, bà Nguyễn Thị Sinh, người họ Nguyễn Thức, cũng là một hiền mẫu ít thấy. Đặc biệt, hai ông bà sinh hạ chỉ rặt con trai những tám cậu, sớm hy sinh mất một, còn lại bảy mà cậu nào cũng ra cậu nấy mặt mũi sáng sủa và sống nghiêm túc, tử tế… xứng đáng là con bố Cẩn mẹ Sinh. Trông thấy ảnh bảy anh em dàn hàng ngang mà chụp ảnh, hẳn ai cũng thèm cái phúc nhà này sao mà lớn đến thế. Đúng là gia đình anh Giáp từng là một gia đình có nho phong nho cốt. Đến nay dù cho cuộc sống đổi thay nhưng di truyền văn hóa đó ít nhiều vẫn còn. Trưởng nam Nguyễn Đăng Giáp mà có được như thế là diều dế hiểu khi được Trời cho sinh ra trong một gia đình như thế.
Và đây là Nguyễn Đăng Giáp, một cá thể sống phức hợp phong phú đa chiều độc đáo. Như mọi người đã biết, tốt nghiệp phổ thông trung học, Nguyễn Đăng Giáp có Giấy báo trung tuyển đại học, nhưng anh lại xung phong nhập ngũ lên đường chiến đấu ở chiến trường miền Nam trong những ngày gian khổ, ác liệt nhất. Sau ngày giải phóng miền Nam, anh lại cùng đơn vị tham gia giúp bạn Lào chẵn 10 năm. Từ chiến trường trở về bước vào cuộc chiến thương trường không kém phần quyết liệt khó khăn, từng bước phấn đấu, anh trở thành một doanh nhân lớn của quân đội và của đất nước. Nhiều năm qua, trên cương vị của mình, người Thuyền trường tài năng Nguyễn Đăng Giáp đã chéo lái “con thuyền 36” vượt qua biết bao ghềnh thác để cập đến nhiều bến bờ vinh quang. Công trình nối tiếp công trình, chiến công nối tiếp chiến công, cá nhân Tổng Giám đốc Nguyễn Đăng Giáp và sau đó là tập thể Tổng công ty 36 được tuyên dương Anh hùng Lao động trong thời kỳ Đổi mới. Cùng với các công trình, đại công trình có tầm vóc, có ý nghĩa kinh tế xã hội lớn, Nguyễn Đăng Giáp còn chỉ đạo tiến hành các hoạt động đền ơn đáp nghĩa có ý nghĩa chính trị và nhân văn sâu sắc.
Để nhận diện Nguyễn Đăng Giáp, tôi muốn dùng hai thuật ngữ trung tâm và ngoại biên của lý thuyết hậu hiện đại đang thịnh hành trên thế giới để soi chiếu vào anh cho rõ hơn. Trung tâm chính là một Nguyễn Đăng Giáp, đảng viên cộng sản, đại tá quân đội, Tổng giám đốc Tổng công ty 36, Anh hùng lao động thời đổi mới, được tôn vinh là Doanh nhân tiêu biểu của Châu Á Thái Bình dương và Doanh nhân của thế giới. Còn ngoại biên là một Nguyễn Đăng Giáp nằm ngoài phạm trù doanh nhân mà với ai thì chưa biết thế nào chứ với tôi thì đây là chỗ còn thể hiện nhiều giá trị người nhân bản truyền thống bền vững ở Nguyễn Đăng Giáp. Trước hết ở chỗ coi trọng đạo hiếu dựa trên cơ sở triết lý nhân sinh: “Vật bản hồ thiên/ Nhân sinh do tổ” (muôn vật sinh ra là nhờ có Trời/ Con người sinh ra là nhờ có tổ tiên). Với Nguyễn Đăng Giáp, cứ nhìn vào các việc anh tu tạo nhà thờ, xây khu lặng mộ ở quê, vừa chăm sóc chu đáo vừa làm nhiều thơ tri ân bố mẹ đẻ và đối xử với mẹ vợ thì biết anh là con người nặng tình nặng nghĩa trong quan hệ gia đình là thế nào... Với anh “chữ hiếu ta lấy làm đầu” đúng với đạo lý Việt Nam xưa. Rồi là việc anh xây đài tưởng niệm 32 liệt sĩ tại Cao điểm 21, Gio Mỹ, Gio Linh, Quảng Trị để tỏ lòng tri ân những đồng đội của mình đã hy sinh cho Tổ quốc. Đặc biệt, anh đã chủ trì bỏ công sức, tiền của để tiến hành tái thiết đền Diên Cờ ở quê nhà với một qui mô hoành tráng hiếm có trên đất Nghệ An thời nay. Đây là ngôi đền xưa nổi tiếng thiêng liêng thờ thần Cao Sơn, Cao Các được coi là hai vị thần phù hộ dân nghèo bị thiên tai bệnh tật và thờ thêm mấy vị có công lớn với dân làng, sau cách mạng bị phá bỏ thành nơi hoang phế.
Đền Diên Cờ sau khi tái thiết còn là nơi phối tế Anh hùng dân tộc Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và Thái sư Cương Quốc Công Nguyễn Xí “Người hai lần khai quốc”. Theo truyền thuyết lịch sử, vào thế kỷ 15, Nguyễn Xí được nhà vua giao chỉ huy quân đội vào chinh phạt quân chiêm Thành đang xâm lấn bờ cõi Đại Việt. Trên đường hành quân vào phương nam, Nguyễn Xí đã cho quân sỹ dừng lại tại đây để luyện binh. Đền Diên Cờ đã được công nhận là Di tích quốc gia. Đón xuân, có lễ hội đền Diên Cờ trọng thể, đông vui. Theo tôi, việc tái thiết đền Diên Cờ là công lao to lớn nhất của Nguyễn Đăng Giáp. Đây là sự thành kính tri ân của anh đối với các bậc danh thần, danh tướng, các bậc anh hùng; là công trình văn hóa lịch sử tâm linh trao tặng quê hương, món quà đặc biệt trao lại cho nhân dân cả thời nay và cho hậu thế mai sau. Người cha muôn vàn kính yếu của anh đã về với tổ tiên. Anh Giáp rồi cũng không thoát khỏi luật trời định. Nhưng người dân Đông Chử - Nghi Trường kể cả trong vùng hôm nay và muôn đời sau hẳn sẽ không quên công đức của gia đình ông Nguyễn Đăng Cẩn với vai trò chủ lực của trưởng nam Nguyễn Đăng Giáp đã cứu lại cho quê hương đời sống tâm linh vững chãi để có cuộc sống yên bình mãi mãi về sau… Với tôi, đây là cống hiến lớn nhất của Nguyễn Đăng Giáp và gia đình anh ở cõi dương thế này... Nguyễn Đăng Giáp có chấp nhận ý tôi không nhỉ?
Thuộc ngoại biên, ở Nguyễn Đăng Giáp còn là sự phong phú của thế giới tâm hồn. Tôi thực sự bất ngờ khi thấy ông Tổng giám đọc Tổng công ty 36 anh hùng này lại còn thuộc thơ, mê thơ làm được thơ đến thế. Thơ của Nguyễn Đăng Giáp là thơ “ để nhớ” để “suy ngẫm”, là thơ về quê cha đất tổ,về cha về mẹ,về đồng đội thắm thiết nghĩa tình và cũng có thơ, ít thôi, thuộc phân thù tạc. Đặc biệt anh có trường ca Đoạn trường tôi sống 475 câu mà cũng liền mạch liền hơi cũng tuôn trào cảm xúc chứng tỏ anh là người có thi hứng thì tình thi ngôn thi ảnh đáng nể, ít ra là với tôi tuy một đời sống với văn chương nhưng không được ông Trời ban lộc thi ca. Đọc thơ của anh Nguyễn Đăng Giáp, tôi nghĩ đến một hiện tượng hôn phối không dễ có ở thế giới doanh nhân mà đầu óc đã phải dành cho sự tính toán lợi ích này lợi ích khác, con số này con số khác. Trong khi thi nhân dù thi lực nhiều hay ít thì trong tâm não cũng đã có chất lơ mơ, lãng đãng, thả hồn phiêu diêu nơi cỏ cây mây gió của đất trời, nơi cõi lòng thăm thẳm.
Với Nguyễn Đăng Giáp, ai bảo anh không hiếu danh. Hiếu danh quá đi chứ. Bởi không tạo thanh danh thanh thế như thế thì lấy đâu ra điều kiện để khẳng định và phát triển. Bản chất của loại thanh danh này khác hư danh, khác danh hão. Cứ đọc mấy câu thơ rất thơ và đậm triết lý nhân sinh ở phần người ngoại biên này cuả anh sẽ thầy anh là người đáng yêu đáng quí biết bao về chí làm trai về chuyện danh lợi ở đời: “Đời người như những khúc ca/ Lúc trầm bổng lúc hào hùng ngân xa/ Đời người là những kiếp hoa/ Khi tươi bướm lượn ong vờn vào ra/ Hoa tàn đừng để nhụy tàn/ Con chim để tiếng con người để danh/ Làm người để được thanh tao/ Coi thường danh lợi cao đầu mà đi/... Đường đời còn lắm chông gai/ Sức trai còn một ta nhân lên mười”(Mười năm suy ngẫm). “Đã mang chí lớn làm trai/ Chọc trời khuấy nước mấy ai sánh bằng/ Doanh nhân tâm sáng chí bền/ ... Âm vang danh hiệu anh hùng/ Chắc cương Xích thố dặm trương ta phi” (Đoạn trường tôi sống). Trên đất Lam Hồng ngày trước, cụ Nguyễn Công Trứ chẳng đã hiếu danh ghê gớm đó sao: “Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông”. Nhưng chính Nguyễn Công Trứ hơn ai hết lại thấy: “Trên dường danh lợi vinh liền nhục/ Trong cuộc trần ai khóc lẫn cười”. Với cụ, chữ danh gắn liền với “Nợ tang bồng vay trả trả vay/” với “Chí làm trai nam bắc đông tây/ Cho phí sức vẫy vùng trong bốn bể/ Nhân sinh thế thượng thùy vô tử/ Lưu đắc đan tâm chiếu hạn thanh” được đẩy lên mức anh hùng: “Chí những toan xé núi lấp sông/ Làm nên đứng anh hùng đây đấy tỏ”. Tất cả là dựa trên ý thức và nhiệt huyết tự nhiệm trước cuộc đời: ” Vũ trụ nội mạc phi phận sự“ (Trong vũ trụ này, không chuyện gì là không phận sự của mình). Ấy thế nhưng cuối cùng thì lại: “Kiếp sau xin chớ làm người/ Làm cây thông dứng giữa trời mà reo/ Giữa trời vách đá cheo leo/ Ai mà chịu rét thời trèo với thông”. Có thể coi Nguyễn Đăng Giáp là hậu duệ của tướng công Nguyễn Công Trứ được không? Tôi muốn nói thế mặc dù vẫn thấy so với cụ Nguyễn, Giáp ta vẫn nhiều điều bất cập dù khi anh đã rất ngưỡng mộ và muốn noi theo cốt cách sống của Uy Viễn tướng công: “Kiếp phong trần trả vay vay trả/ Qua mấy đời vẫn chưa hoàn nợ” (Nốt lặng mùa thu). “Cụ đã từng ra trận/ Nghiêng ngả với đời quan/Biết là vinh liền nhục/ Quên đi cảnh bần hàn/ Con cuộc đời binh nghiệp/ Gian khổ và tha hương/ Vẫn vững vàng tâm thế/ Trải một thời oanh liệt/ Khẩu xà nhưng tâm Phật/ Nghĩa thủy chung bạn bè/ Hiên ngang giữa cuộc đời/ Như cây tùng cây bách/ Dẫu hương sen bùn lầy/ Không hổ danh xứ Nghệ/ Nhân kiệt cùng địa linh/ Đời người là bể khổ/ Đa tài thường đa đoan/ Chí làm trai phải thế/ Dẫu đoạn trường dâu bể/ Thơm danh cùng nước non” (Thấp cao cuộc đời). Nguyễn Đăng Giáp không chỉ thích thơ, làm thơ mà còn thích nhạc. Nhiều bài thơ của anh được phổ nhạc. Đã có một quyển sách bề thế và đẹp Nguyễn Đăng Giáp Đời là Nhạc là Thơ. Lại có cả một đêm nhạc thơ Nguyễn Đăng Giáp hoành tráng công phu ít thấy. Nghe nhạc thơ Nguyễn Đăng Giáp, tôi càng thấy con người này đúng là một nhân vật của tiểu thuyết khá hấp dẫn. Con người này có cái đặc tính đã làm gì thì cũng hết mình, theo ý mình và luôn luôn thẳng thắn ”Kiếp sau nếu được làm người/ Thì còn bạch thoại hơn mười kiếp ni”. Nhiều người quí nể Nguyễn Đăng Giáp có thứ bạch thoại (nói trắng ra) không vòng vèo, không vuốt ve này.
Tóm lại, với tôi, Nguyễn Đăng Giáp - Anh là ai? Đó là một người được sinh ra trên một cái nôi “địa linh nhân kiệt”, trong một gia đình họ Nguyễn Đăng có truyền thống cương cường, vào đời được hun đúc thử thách trong một môi trường đầy cam go, quyết liệt. Và hơn thế, bản thân anh có một nghị lực phấn đấu phi thường, một trí tuệ sắc sảo và một bản lĩnh vững chắc, nổi trội. Đặc biệt là: Với một cá tính mạnh, anh là người dám nghĩ, dám làm, dám nói, dám chịu trách nhiệm; Anh biết sống là thế nào, biết hạnh phúc là thế nào với một cá tính sống độc đáo đậm đà giá trị người thể hiện ở cả hai phạm trù trung tâm và ngoại biên như thế./.
Bạn cần đăng nhập để xem được thông tin
A10 (Dưới 100 tỷ) | A9 (100 - 200 tỷ) | A8 (200 - 400 tỷ) | A7 (400 - 600 tỷ) | A6 (600 - 800 tỷ) |
A5 (800 - 1000 tỷ) | A4 (1000 - 1500 tỷ) | A3 (1500 - 2000 tỷ) | A2 (2000 - 2500 tỷ) | A1 (Trên 2500 tỷ) |
E10 (Dưới 100 tỷ) | E9 (100 - 200 tỷ) | E8 (200 - 400 tỷ) | E7 (400 - 600 tỷ) | E6 (600 - 800 tỷ) |
E5 (800 - 1000 tỷ) | E4 (1000 - 1500 tỷ) | E3 (1500 - 2000 tỷ) | E2 (2000 - 2500 tỷ) | E1 (Trên 2500 tỷ) |
R10 (Dưới 100 tỷ) | R9 (100 - 200 tỷ) | R8 (200 - 400 tỷ) | R7 (400 - 600 tỷ) | R6 (600 - 800 tỷ) |
R5 (800 - 1000 tỷ) | R4 (1000 - 1500 tỷ) | R3 (1500 - 2000 tỷ) | R2 (2000 - 2500 tỷ) | R1 (Trên 2500 tỷ) |
L10 (Dưới 100 người) | L9 (100 - 200 người) | L8 (200 - 400 người) | L7 (400 - 600 người) | L6 (600 - 800 người) |
L5 (800 - 1000 người) | L4 (1000 - 1500 người) | L3 (1500 - 2000 người) | L2 (2000 - 2500 người) | L1 (Trên 2500 người) |
Bottom 25% | 25%-m | m-25% | Top 25% |
Bottom 25% | 25%-m | m-25% | Top 25% |