Năm 2019, dù ngành Logistics đối mặt với nhiều thách thức do bị tác động bởi suy thoái kinh tế thế giới, ITL vẫn vững vàng vượt qua mọi sóng gió, trở thành 1 trong 10 công ty uy tín nhất ngành Vận tải và Logistics năm 2019.
Ngay đầu năm mới 2020, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện thú vị cùng bà Amanda Rasmussen - Giám đốc Vận hành Tập đoàn ITL, Chủ tịch AmCham TP.HCM để biết thêm về những nỗ lực mang đến sự thành công bền vững cũng như chiến lược của công ty trong thời gian tới.
Bà Amanda Rasmussen - Giám đốc Vận hành Tập đoàn ITL, Chủ tịch AmCham TP.HCM.
Ảnh: ITL
Thưa bà, ITL đã trải qua thử thách như thế nào từ tác động của cuộc suy thoái kinh tế thế giới trong năm 2019?
Nhiều lĩnh vực và doanh nghiệp phải đối mặt với những thách thức do suy thoái kinh tế thế giới gây ra trong năm 2019. Những gì chúng tôi thấy trong ngành công nghiệp Logistics là sự giảm nhiệt của khối lượng vận tải, xét trên mức tăng trưởng so với 2 - 3 năm trước. Những thách thức trên đã dẫn đến áp lực về chi phí cũng như cạnh tranh lớn hơn về thị phần.
Vậy ITL đã làm gì để vượt qua mọi sóng gió và khẳng định vị thế vững chắc trong ngành vận tải và Logistics trong nước lẫn khu vực?
Chìa khóa cho ITL chính là tập trung vào các lĩnh vực trọng yếu và khách hàng để bảo vệ thị phần hiện tại, đồng thời giữ vững chất lượng dịch vụ tốt nhất cũng như đạt được những chỉ tiêu tăng trưởng. Sự gián đoạn kinh tế và các rủi ro liên quan chính là một trong những thách thức lớn mà chúng tôi gặp phải tại thị trường nội địa cũng như khu vực, và để vượt qua những thách thức này, ITL đã thành lập thêm những đơn vị kinh doanh mới tập trung vào thị trường trong nước. Ngoài ra, ITL cũng luôn tăng cường liên kết – liên minh để phát triển và cung cấp các dịch vụ, giải pháp Logistics cho khách hàng toàn cầu.
Bà Amanda Rasmussen tin tưởng vào sự phát triển trong tương lai của ngành Logistics Việt Nam.
Ảnh: ITL
Để có tên trong Top 10 công ty uy tín nhất ngành Vận tải và Logistics năm 2019, ITL đã đạt được những tiêu chí quan trọng nào để chinh phục hội đồng thẩm định của VietnamReport?
Các tiêu chí bao gồm việc thành lập các đơn vị kinh doanh mới nhằm đa dạng hóa dịch vụ của ITL và đảm bảo vị trí chiến lược trong ngành; đồng thời tập trung vào các lĩnh vực chính để tối ưu hóa kinh doanh như: nền tảng công nghệ, mô hình kinh doanh lấy khách hàng làm trọng tâm, các sáng kiến về sức khỏe và an toàn cũng như các hoạt động phúc lợi. Năm 2019, chúng tôi đã hợp tác cùng ICD Tân Cảng Sóng Thần khai trương khu phức hợp Logistics ITL-ICD Tân Cảng Sóng Thần tại Bình Dương với quy mô hơn 50.000m2, tầm cỡ bậc nhất Đông Nam Á. Chúng tôi đang mở rộng mô hình này trên khắp Việt Nam bao gồm các sản phẩm và dịch vụ đi kèm.
Để đón đầu xu thế và linh hoạt thích nghi với mọi thách thức sắp tới, ITL sẽ có chiến lược và tầm nhìn như thế nào cho những năm tiếp theo?
Logistics Việt Nam năm 2019 trở nên sôi động khi GDP đạt mức tăng ấn tượng 7,02% song song với đà phát triển mạnh của sản xuất và tiêu dùng trong nước. Ngoài ra, xu hướng hội nhập sâu rộng vào sân chơi kinh tế quốc tế thông qua việc ký kết thành công các hiệp định thương mại tự do giúp cho cánh cửa giao thương ngày càng rộng mở. Đón đầu cơ hội phát triển bứt phá trong thời gian tới, chúng tôi đã nỗ lực không ngừng trong việc tiên phong đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ 4.0 vào chuỗi quy trình vận hành, tối ưu hóa chi phí và nguồn lực của doanh nghiệp, giám sát và tăng cường chất lượng dịch vụ, nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh.
Hơn nữa, ITL sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác với đối tác chiến lược ICD Tân Cảng Sóng Thần và Maple Tree để theo kịp xu hướng phát triển cũng như phục vụ khách hàng và đối tác tốt hơn. Năm 2020 cũng là kỷ niệm 20 năm thành lập và phát triển của ITL, chúng tôi sẽ có nhiều bước phát triển đột phá hơn.
ITL sẽ tiếp tục mở rộng quy mô trong năm 2020 - vị đại diện ITL chia sẻ.
Ảnh: ITL
Có thông tin cho rằng ITL sẽ đầu tư thêm 70 triệu USD trong năm 2020. Đó sẽ là khoản đầu tư cho hạng mục gì, thưa bà?
Khoản đầu tư này sẽ được dùng để tăng cường vị thế của ITL dưới cương vị công ty dẫn đầu tại thị trường Việt Nam và Đông Dương thông qua hoạt động M&A (mua bán & sáp nhập). Tôi tin rằng thị trường sẽ biết nhiều hơn về ITL trong tương lai gần khi chúng tôi mở rộng tầm ảnh hưởng và khả năng phát triển của mình.
Việt Nam được kỳ vọng sớm trở thành HUB vận tải hàng không của khu vực, ITL đóng vai trò gì trong xu thế được cho là tất yếu này, đồng thời đóng góp giá trị như thế nào cho Logistics hàng không nội địa và khu vực?
ITL đóng vai trò hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp trong nước gia tăng lợi thế cạnh tranh, từng bước xâm nhập thị trường quốc tế bằng các dịch vụ Logistics tích hợp, gồm đường hàng không, đường biển, đường bộ, đường sắt, vận tải đa phương thức và hệ thống kho bãi, khai thuê hải quan, nhân sự chuyên gia trong ngành và thương mại điện tử.
Đây là cơ hội cho thị trường trong nước và khu vực bởi nó không chỉ tạo ra nguồn doanh thu mới cho Việt Nam mà còn cho phép nơi đây trở thành thị trường xuất nhập khẩu quan trọng.
ITL đang hướng tới chinh phục đích đến National Champion - trở thành doanh nghiệp Logistics hàng đầu VN và khu vực, và là một ITL 500 triệu USD trong 2 năm tới. Dựa trên tiềm năng và vị thế hiện có, vì sao không phải là một mục tiêu lớn hơn thưa bà?
Việc trở thành ITL 500 triệu USD trong 2 năm tới đã đi trước kế hoạch ban đầu của công ty trong giai đoạn này nhờ vào kết quả đạt được trong nhiều năm qua. Đây chỉ là kế hoạch ngắn hạn, chúng tôi tin rằng mục tiêu lớn hơn sẽ khả dĩ khi thị trường Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục sôi động.
Cám ơn bà Amanda Rasmussen đã chia sẻ những thông tin rất thú vị về ITL và ngành Logistics.
Công ty Cp Giao nhận và Vận chuyển In Do Trần