Cảng Gemalink - Nâng tầm vị thế cụm cảng Cái Mép - TOP 11 cảng hoạt động hiệu quả nhất thế giới

09/06/2022

Chuyên mục:

Ngày 25/5, Ngân hàng Thế Giới (World Bank) và Hãng tin Tài chính S&P Global Market Intelligence công bố Chỉ số CPPI (Container Port Performance Index - Chỉ số hoạt động Cảng container) cho 370 cảng container toàn cầu. Theo đó, Cụm cảng nước sâu Cái Mép được xếp hạng thứ 11 CPPI (theo cách tính thống kê trung bình tất cả 5 kích cỡ tàu), và thứ 13 (theo cách tính kỹ thuật, cho trọng số cao hơn cho kích cỡ tàu phổ biến ở cảng đó).

Ngày 25/5, Ngân hàng Thế Giới (World Bank) và Hãng tin Tài chính S&P Global Market Intelligence công bố Chỉ số CPPI (Container Port Performance Index - Chỉ số hoạt động Cảng container) cho 370 cảng container toàn cầu. Theo đó, Cụm cảng nước sâu Cái Mép được xếp hạng thứ 11 CPPI (theo cách tính thống kê trung bình tất cả 5 kích cỡ tàu), và thứ 13 (theo cách tính kỹ thuật, cho trọng số cao hơn cho kích cỡ tàu phổ biến ở cảng đó).

Bảng xếp hạng này căn cứ trên các tiêu chí liên quan tới thời gian tàu container cần để hoàn thành việc bốc dỡ container tại một cảng trong suốt năm 2021.

Trong số 370 cảng, các cảng Trung Đông chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu, ngay sau đó là các cảng Đông Á và Đông Nam Á với có sản lượng xuất khẩu tăng đột biến và tốc độ tăng trưởng nhanh do không bị tắc nghẽn quá nghiêm trọng trong thời kỳ đại dịch.

CPPI được tính toán dựa trên các yếu tố liên quan đến thời gian tàu vào luồng, bến, năng suất xếp dỡ qua cảng, tổng lượng hàng hóa trên mỗi lượt ghé và tàu rời cảng đến luồng. Hai yếu tố khác cũng được tính vào chỉ số: Tàu cực lớn có thể tiết kiệm nhiên liệu hơn và yếu tố công nghệ thông tin & số hóa.

Thật tự hào khi Cụm cảng nước sâu Cái Mép của Việt Nam được xếp hạng thứ 11 CPPI (theo cách tính thống kê trung bình tất cả 5 kích cỡ tàu), và thứ 13 (theo cách tính kỹ thuật, cho trọng số cao hơn cho kích cỡ tàu phổ biến ở cảng đó). Cụ thể, theo cách tính kỹ thuật, cảng Cái Mép đứng trên 3 cảng đầu mối chính: PTP Malaysia (thứ 16), Singapore (thứ 31), Hong Kong (thứ 38) và trên cả cảng Yokohama của Nhật Bản (thứ 12), đây là những cảng có uy tín và thường được biết đến với công suất hoạt động cao nhất trên thế giới.

Một trong những yếu tố quan trọng để Cụm cảng Cái Mép đạt thứ hạng trên đó là mô hình cảng thông minh với trang thiết bị hiện đại, có chỉ số chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ cao, là một ví dụ tiêu biểu cho mô hình cảng thông minh, Cảng Quốc tế Gemalink tự hào đóng đã đóng góp một phần rất quan trọng nâng chỉ số CPPI của Cụm cảng Cái Mép.

Cảng nước sâu Gemalink có lợi thế về vị trí đắc địa nằm trên tuyến luồng hàng hải quốc tế, ngay cửa sông với mớn nước sâu nhất, thuận tiện cho việc quay trở tàu; quy mô toàn dự án là 72ha với tổng chiều dài bến chính gần 1.500m và 370m bến chuyên dụng cho tàu feeder và sà lan. Công suất xếp dỡ lên đến 3 triệu TEU/năm.

Cảng nước sâu Gemalink nằm tại ví trị thuận lợi nhất trong Cảng Cái Mép

Ở giai đoạn 2 của Cảng, Gemalink có thể tiếp nhận 3 tàu mẹ, 3 tàu feeder và 5 sà lan làm hàng cùng lúc; đồng thời đây cũng là cảng nước sâu duy nhất khu vực Cái Mép - Thị Vải, nằm trong Top 19 thương cảng của thế giới có thể tiếp nhận cỡ tàu lớn nhất hiện nay lên đến trên 200.000 tấn trọng tải và là một trong những Trung tâm trung chuyển giao thương hàng hóa quan trọng bậc nhất của khu vực Đông Nam Á.

Cảng được trang bị dàn siêu cẩu bờ 8 chiếc STS của Hàn Quốc rất hiện đại với chiều cao 92m (tương đương một tòa cao ốc 22 tầng), dài 150m, rộng 27m, nặng hơn 1.700 tấn, có tầm với 24+2 hàng container. Từ bờ, cẩu có thể vươn xa 70m ra biển, có thể nâng cùng lúc 2 container loại 20 feet hoặc hàng rời và hàng dự án với trọng tải 65 tấn và 85 tấn. Cùng với dàn siêu cẩu bờ STS, cảng Gemalink được trang bị 24 cẩu E-RTG của Thụy Điển cùng các trang thiết bị hiện đại khác.

Ngày 29/03/2022 Gemalink đánh dấu mốc son kỷ lục 1 triệu TEU thông qua Cảng chỉ sau hơn 1 năm.

Ông Đỗ Công Khanh, Chủ tịch HĐQT Cảng Gemalink cho biết, với mục tiêu xây dựng theo mô hình cảng xanh hiện đại và cảng thông minh (SmartPort), Gemalink đang ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến. Thế hệ cẩu E-RTG của Gemalink sử dụng 100% điện lưới, được vận hành bán tự động, tích hợp công nghệ kiểm soát tải linh hoạt và cabin điều khiển thông minh cùng hệ thống DGPS kết hợp đồng bộ với phần mềm quản lý cảng CATOS hiện đại. Qua đó, mọi hoạt động theo dõi, quản lý khai thác, phối hợp giữa tuyến tiền phương và hậu phương của cảng được thực hiện nhịp nhàng, nhanh chóng, chuẩn xác đến từng vị trí container trên bãi.

Với mục tiêu chuyển đổi số nhằm phát huy hiệu quả hoạt động, cung cấp những tiện ích tối đa cho khách hàng, Gemadept đã áp dụng công nghệ Cảng thông minh “Smartport” trên hệ thống các cảng, bao gồm Gemalink, đáp ứng tối ưu các tính năng của một Cảng điện tử, bao gồm: Đăng ký Lệnh trực tuyến, Thanh toán trực tuyến, Chứng từ điện tử, E-DO, E-Gate, Tra cứu dữ liệu tích hợp đa Cảng trực tuyến, vận hành khai thác tự động và nhanh chóng.

 

Các tính năng của phần mềm khai thác cảng thông minh SmartPort được phát triển bởi Gemadept

 

Gemalink lắp đặt thêm 2 cẩu bờ STS siêu lớn, nâng tổng số STS hiện có lên 08 STS.

Trong năm 2022, Gemadept đã và đang đẩy nhanh tiến độ dự án xây dựng Gemalink giai đoạn 2, sớm đưa vào khai thác trong thời gian tới, đồng thời trang bị thêm nhiều thiết bị khai thác hiện đại và tăng cường áp dụng công nghệ để số hóa quy trình khai thác cảng, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng và đối tác.

Sự phát triển của Cảng nước sâu Gemalink là cảng tiên phong trong việc phát triển mô hình Cảng Xanh – Cảng thông minh tại khu vực Cái Mép – Thị Vải - đã, đang và sẽ tiếp tục đóng góp tích cực đến hiệu quả hoạt động của khu vực cảng Cái Mép –Thị Vải nói riêng và của ngành cảng biển Việt Nam và Thế giới nói chung.

Gemadept