21692
  

TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG TRƯỜNG SƠN

Company: TRUONG SON CONSTRUCTION CORPORATION
Mã số thuế: 0100512273
Mã chứng khoán: Chưa niêm yết
Trụ sở chính: Km6+500 Đại lộ Thăng Long, P. Đại Mỗ, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Tel: 069.526.154
Fax: 069.526.200
E-mail: truongson559.tsc@gmail.com
Website: http://tcttruongson.vn/
Năm thành lập: 01/01/1989

Giới thiệu


I. KẾT THÚC NHIỆM VỤ LỊCH SỬ TRONG CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG ĐẤT NƯỚC, BỘ ĐỘI TRƯỜNG SƠN CHUYỂN SANG LÀM NHIỆM VỤ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (1977 – 1988)

Sau khi chiến tranh kết thúc, đầu tháng 7/1975, Quân ủy Trung ương giao nhiệm vụ cho Bộ đội Trường Sơn chuyển sang làm kinh tế.

Đầu năm 1976, Bộ Quốc phòng quyết định thống nhất bộ đội Trường Sơn và Bộ Tư lệnh Công binh thành Bộ Tư lệnh Công trình, đến tháng 3/1976 Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Tổng cục Xây dựng kinh tế thay cho Bộ Tư lệnh công trình. Ngoài lực lượng của bộ đội Trường Sơn trước đây, còn được bổ sung từ các lực lượng khác trong toàn quân, quân số lên tới 28 vạn người.

Binh đoàn 12, lực lượng chủ yếu của Bộ đội Trường Sơn được thành lập 10/1977 từ những đơn vị chuyên làm cầu đường ở Trường Sơn trong chiến tranh. Binh đoàn đảm nhiệm xây dựng cơ bản đường đông Trường Sơn, xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện, đường giao thông trên các vùng chiến lược quan trọng của đất nước.

Khi chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, Binh đoàn 12, lực lượng chủ yếu còn lại của bộ đội Trường Sơn chuyển về trực thuộc Bộ Quốc phòng, nhiệm vụ chủ yếu xây dựng cầu đường chiến lược, chiến dịch phục vụ nhiệm vụ xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Trước mắt làm nhiệm vụ phục vụ chiến đấu ở mặt trận Tây Nam và biên giới phía Bắc.

Với truyền thống bộ đội Trường Sơn anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ bước vào mặt trận mới xây dựng kinh tế đất nước kết hợp với quốc phòng, với tinh thần cách mạng tiến công, không một ngày nghỉ ngơi sau chiến tranh, cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng Binh đoàn 12 lại có mặt ở những nơi khó, việc khó trải ra trên địa bàn 21 tỉnh, thành trong nước và 5 tỉnh của nước bạn Lào. Phần lớn là ở địa bàn biên giới xa xôi, núi rừng hẻo lánh, nhiều gian khổ, khí hậu khắc nghiệt, lắm bệnh tật, lại thường xuyên có hoạt động của bọn FULRO, bọn phỉ phá hoại.

Nhiệm vụ chủ yếu đầu tiên của Binh đoàn là xây dựng cơ bản Đường Hồ Chí Minh dọc theo Đông Trường Sơn. Có tổng chiều dài 1.920km, đường 9, đường sắt thống nhất đoạn Minh Cầm – Tiên An, xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng, các khu kinh tế mới ở Tây Nguyên, kết hợp sản xuất với sẵn sàng chiến đấu bảo vệ an ninh quốc phòng trên địa bàn hoạt động. Năm 1978 trước yêu cầu xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng, đặc biệt là khi xẩy ra chiến tranh biên giới phía Bắc, Bộ Quốc phòng có Quyết định số 861/QĐ-QP ngày 28/8/1979, kiện toàn Binh đoàn 12 là Binh đoàn cầu đường chiến lược, tiếp nhận toàn bộ đơn vị cầu đường của Tổng cục Xây dựng kinh tế, chuyển trụ sở từ tỉnh Gia Lai về Hà Nội, với lực lượng cao nhất gồm 8 sư đoàn (31 trung đoàn), 2 trung đoàn vận tải, 2 xí nghiệp cơ khí sửa chữa, 1 Viện khảo sát thiết kế, 5 trường đào tạo huấn luyện, tổng quân số trên 38.000 người. Đơn vị đã tập trung xây dựng quốc lộ 279, đường vành đai chiến lược nối thông các tỉnh biên giới phía Bắc, từ Quảng Ninh đến Tây Trang (Lai Châu) dài hơn 1.000km. Ngoài ra, Binh đoàn đã triển khai các lực lượng xây dựng, nâng cao hàng trăm km đường bộ, quốc lộ 6,7,8,9,18, đường Na Pheo – Si Pha Phìn (Lai Châu), Văn Quán – Na Sầm (Lạng Sơn), đường Quyết thắng v.v.., tham gia xây dựng các tuyến đường sắt: Chí Linh – Phả Lại, Cao Sơn – Mông Dương, Phố Lu – Cam Đường; Mai Pha – Na Dương, Quán Triều – Núi Hồng với gần 250km, hàng chục cầu cống và nhà ga.

Cùng với nhiệm vụ xây dựng cầu đường bộ, đường sắt, Binh đoàn 12 còn tham gia xây dựng hàng loạt công trình quan trọng, trọng điểm của Nhà nước như: Thủy điện Hòa Bình, thủy điện Đray Hling, Apatít (Lào Cai), thiếc Quỳ Hợp, khai thác than (Quảng Ninh), trồng cà phê (Tây Nguyên)….

Vốn đã gắn bó với nhân dân Lào từ nhiều năm trong chiến tranh chống đế quốc Mỹ ở Trường Sơn, sau khi ngừng tiếng súng, thực hiện Hiệp định được ký kết giữa hai nước, một số đơn vị của Binh đoàn tham gia xây dựng cơ bản 9 tuyến đường của bạn Lào (đường 1, 5, 7, 8, 9, 13, 23 …) với tổng chiều dài hơn 260km; xây dựng một số công trình kinh tế, văn hóa ở 4 tỉnh (12 trạm xá, 7 trường học và nhiều trụ sở làm việc của các cấp chính quyền); huy động hàng ngàn chuyến xe vận chuyển giúp bạn hàng ngàn tấn lương thực.

Với thành tích giúp bạn Lào, 5 tập thể gồm 3 Trung đoàn: E185, E509, E6; Đại đội 3/E509, Đội 25/E245 đã được Đảng, Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Kết quả hơn 10 năm của thời kỳ 1977 – 1988 Binh đoàn đã mở mới, sửa chữa nâng cấp được trên 5.500 km đường (trên 500km đường nhựa); 5.147m cầu, 31.758m cống bê tông, đào đắp hàng chục triệu m3 đất đá. Tên tuổi của Binh đoàn 12 gắn liền với nhiều công trình trọng điểm của Nhà nước. Những con đường, chiếc cầu, nhà máy…do Binh đoàn xây dựng chính là những công trình kinh tế kết hợp quốc phòng, vừa góp phần xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, vừa góp phần phát triển kinh tế miền núi và tăng cường củng cố tình hữu nghị đặc biệt Việt – Lào.

II. BINH ĐOÀN 12 – TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG TRƯỜNG SƠN LÀ DOANH NGHIỆP KINH TẾ – QUỐC PHÒNG, TỰ HẠCH TOÁN KINH DOANH TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG (1989 – 2019)

Đầu năm 1989, thực hiện sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế của cả nước, theo quyết định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng, Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn được thành lập trên cơ sở tổ chức biên chế và các lực lượng của Binh đoàn 12, là doanh nghiệp kinh tế – quốc phòng, tự hạch toán, tự trang trải và trực thuộc Bộ Quốc phòng. Từ đây đơn vị có 2 phiên hiệu: Binh đoàn 12 và Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn (Binh đoàn 12 sử dụng trong thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng; Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn sử dụng trong giao dịch kinh tế); với các ngành nghề kinh doanh chủ yếu: Xây dựng công trình giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, sân bay, bến cảng, công trình công nghiệp, dân dụng; đường dây tải điện và trạm biến thế, công trình cấp thoát nước và công trình khác; xây dựng, kinh doanh phát triển nhà và bất động sản; khảo sát thiết kế và tư vấn xây dựng; sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng; sản xuất, sửa chữa máy móc thiết bị sản phẩm cơ khí xây dựng; xuất nhập khẩu vật tư, vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị phục vụ xây dựng của Tổng công ty; Đào tạo nghề và cung ứng lao động trong nước; dò tìm, xử lý bom, mìn, vật liệu nổ.

Trực thuộc Binh đoàn là các công ty, xí nghiệp, tự hạch toán, tự trang trải và 2 đơn vị Binh đoàn phải bao cấp là Trường Trung cấp Cầu đường & dạy nghề và Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh. Đây là thời kỳ Binh đoàn 12 – Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn đứng trước những khó khăn, thử thách mới trong sự cạnh tranh gay gắt, quyết liệt của cơ chế thị trường. Binh đoàn không còn được bao cấp về chi phí và bảo đảm việc làm như trước đây, phải chuyển đổi hoàn toàn cơ chế hoạt động, thực sự bước vào hạch toán độc lập thông qua phương thức đấu thầu là chủ yếu, tự lo việc làm, tự lo đời sống người lao động, kể cả tiền lương, ăn, mặc vv… cho hàng ngàn cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên và nộp ngân sách cho Nhà nước theo quy định; bảo đảm cân đối, có lãi để tái sản xuất mở rộng. Trong khi đó thiết bị phần lớn đã cũ, không đồng bộ, cùng với những hạn chế về chuyên môn kỹ thuật và quản lý kinh tế của cán bộ trước đòi hỏi của cơ chế mới còn thiếu cả về số lượng và chất lượng.

Kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của Bộ đội Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh anh hùng và kinh nghiệm qua hơn 10 năm làm kinh tế kết hợp với quốc phòng (1977 – 1989), với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm thực tiễn và bản lĩnh chính trị vững vàng đã giúp cho Tổng Công ty từng bước vượt qua giai đoạn đầu đầy khó khăn thử thách của thời kỳ chuyển sang nền kinh tế thị trường. Để duy trì sự ổn định và phát triển, Đảng uỷ và chỉ huy Tổng công ty đã đề ra chủ trương đổi mới toàn diện, sắp xếp tổ chức lại bộ máy đảm bảo tinh, gọn, phù hợp với mô hình đơn vị làm kinh tế (giảm trên 2 vạn quân, trong đó có 3.500 sỹ quan). Các cơ quan Binh đoàn chuyển từ cấp cục xuống phòng theo chức năng phù hợp với cơ cấu bộ máy tổng công ty. Các sư đoàn, lữ đoàn, trung đoàn chuyển thành các công ty, xí nghiệp nhưng vẫn duy trì chế độ, kỷ luật nền nếp của Quân đội. Tổng công ty luôn coi trọng và xác định nhiệm vụ xuyên suốt là sản xuất kinh doanh phải đúng hướng, đúng pháp luật, đúng quy định của Bộ Quốc phòng và có hiệu quả; kết hợp chặt chẽ với xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện; kinh tế kết hợp với quốc phòng; hiệu quả kinh tế gắn với hiệu quả chính trị – xã hội; phát huy thế mạnh truyền thống và sức mạnh tổng hợp; kết hợp động viên tinh thần với khuyến khích vật chất, kết hợp chặt chẽ lợi ích Nhà nước, tập thể và người lao động, chăm lo lợi ích người lao động, coi đó là động lực trực tiếp thúc đẩy sản xuất. Trong sản xuất kinh doanh luôn kiên trì định hướng “Lấy xây dựng cơ bản làm chủ yếu, trong đó xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông là trung tâm, kết hợp với kinh doanh tổng hợp… nhanh chóng tiếp cận thị trường, tích cực đầu tư đổi mới thiết bị hiện đại; tiếp thu, áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao; luôn coi trọng “chữ tín” với khách hàng”.

Tổng công ty đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để đổi mới trang thiết bị, công nghệ; bình quân mỗi năm đầu tư hàng trăm tỷ đồng để mua sắm thiết bị thi công, nâng tổng số xe máy, thiết bị của Tổng công ty đến nay lên hơn 2.500 chiếc. Trong đó có nhiều thiết bị thi công cầu, đường, thủy điện, thủy lợi, các công trình sân bay, bến cảng theo công nghệ hiện đại, đáp ứng yêu cầu thi công các công trình lớn trong nước và quốc tế có quy trình kỹ thuật cao như: Máy cắm bấc thấm, đóng cọc cát xử lý nền yếu; công nghệ khoan cọc nhồi, dầm dự ứng lực khẩu độ lớn, đúc hẫng cân bằng trong thi công cầu; khoan tự hành, trạm trộn bê tông lạnh, công nghệ thi công bê tông đầm lăn trong thi công công trình thuỷ điện; dây truyền công nghệ thi công đường cao tốc; một số loại xe máy thi công đào đắp và vận chuyển có công suất lớn vv…

Đội ngũ sỹ quan duy trì ở mức độ hợp lý, còn lại chủ yếu là quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng và lao động hợp đồng. Đội ngũ lao động có kỹ thuật chiếm trên 90% quân số, trong đó trên đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp chiếm trên 53,8% quân số.

Tổng công ty đã thi công và bàn giao hàng ngàn công trình trên khắp mọi miền của Tổ quốc, góp phần xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội và củng cố quốc phòng an ninh, ngày càng khẳng định được vị trí, uy tín của mình trên các công trình trọng điểm của Nhà nước như: Thuỷ điện Sơn La, Lai Châu, thủy điện Thác Mơ mở rộng; thuỷ điện Buôn Kuốp, Buôn Tua Srah, Srêpok3 (Đắc Lắc), trong đó làm tổng thầu xây dựng nhà máy thuỷ điện Srêpok3, đường dây 500KV Bắc – Nam; công trình thủy lợi Hồ Tả Trạch/Thừa Thiên Huế, thủy lợi Ngàn Trươi/Hà Tĩnh; đường ô tô bắc Thăng Long – Nội Bài, Quốc Lộ 1A (đoạn Pháp Vân – Cầu Giẽ, Vinh – Đông Hà, Huế – Hải Vân, đoạn qua tỉnh Phú Yên); QL5 (đoạn km 30 – 47, km 47 – 62); QL6 (đoạn Hoà Bình – Sơn La); QL18 (đoạn Biểu Nghi – Bãi Cháy); cầu và đường dẫn hầm đường bộ Hải Vân, cầu Bãi Cháy – Quảng Ninh; đường Hồ Chí Minh CNH (đoạn Khe Gát – Tăng Ký/Quảng Bình và đoạn La Sơn – Túy Loan), đường Trường Sơn Đông, đường tuần tra biên giới; QL78 – Campuchia; đường cao tốc Nội Bài – Bắc Ninh, Cầu Giẽ – Ninh Bình, TP Hồ Chí Minh – Trung Lương, TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Giầu Dây, Hà Nội – Thái Nguyên, Đà Nẵng – Quảng Ngãi; Khu công nghệ cao Hòa Lạc, kè biển Khu Quân cảng Cam Ranh, cảng quốc tế Cái Mép – Thị Vải, cảng hành khách quốc tế Phú Quốc, Cảng Tân Vũ – Lạch huyện, xây dựng Luồng cho tàu biển có trọng tải lớn vào Sông Hậu; sân bay Điện Biên, sân bay Vinh, sân bay Buôn Ma Thuột, sân bay Savanakhẹt (Lào)… Các công trình Tổng công ty tham gia thi công đều đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả. Trong đó có 5 công trình được tặng Huy chương vàng chất lượng cao và Bằng chứng nhận công trình chất lượng tiêu biểu thập kỷ 90 (thế kỷ XX).

Với định hướng đúng đắn và sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên chức, lao động quốc phòng, Tổng công ty đã từng bước phấn đấu vươn lên tự khẳng định mình. Qua 30 năm (1989 – 2019) xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng, tự hạch toán, tự trang trải; giá trị sản xuất không ngừng tăng trưởng (bình quân 15%/năm); thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách với Nhà nước; đạt chỉ tiêu lợi nhuận; thu nhập bình quân người lao động bằng 1,3 – 1,4 lần lương quốc phòng; giữ gìn và tăng cường tiềm lực quốc phòng.

Có thể khẳng định, với kết quả sản xuất kinh doanh và năng lực của Binh đoàn 12 – Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn hiện nay là một trong những tổng công ty mạnh trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông cầu đường, xây dựng thủy điện, thủy lợi. Có đủ khả năng xây dựng các công trình trọng điểm, các công trình có quy mô lớn trong nước và quốc tế.

Bên cạnh việc thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hằng năm Binh đoàn luôn hoàn thành tốt các chương trình, nội dung huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị cho các đối tượng; duy trì nghiêm chế độ, kỷ luật quân đội. Thường xuyên chăm lo xây dựng đảng bộ trong sạch vững mạnh, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện; luôn chủ động và tích cực tham gia và làm tốt công tác dân vận, công tác chính sách xã hội và hậu phương Quân đội như: Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, xoá đói giảm nghèo, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam Anh hùng, xây dựng và tặng nhà tình nghĩa, nhà đồng đội; tặng sổ tiết kiệm, thăm và tặng quà cho thương, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ, gia đình chính sách, gia đình quân nhân có hoàn cảnh khó khăn; ủng hộ quỹ “Ngày vì người nghèo”; quỹ trẻ em bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, quỹ khuyến học; giúp đỡ đồng bào bị bão lụt, thiên tai, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn đóng quân; xây dựng và hỗ trợ kinh phí nâng cấp các cơ sở y tế, trường học, giao thông nông thôn; khám và cấp thuốc miễn phí cho hàng ngàn lượt người ở các địa phương, chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng; tiếp đón và giải quyết chính sách tồn đọng về khen thưởng, thương binh, liệt sỹ vv… của Bộ đội Trường Sơn và TNXP cho trên 20 ngàn lượt người; xây dựng 43 bia di tích lịch sử dọc đường Hồ Chí Minh từ Tân Kỳ (Nghệ An) đến Bình Phước; Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh qua 20 hoạt động đã đón hàng trăm vạn lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan; Kinh phí chi cho thực hiện công tác dân vận, chính sách xã hội hàng trăm tỷ đồng;

Với thành tích xây dựng kinh tế – quốc phòng thời kỳ đổi mới (1990 đến nay), Binh đoàn 12 – Tổng CTXD Trường Sơn được Nhà nước tặng thưởng HCLĐ hạng nhất (thành tích thi công Đường Hồ Chí Minh), 2 Huân chương Quân công hạng Nhất, hạng Nhì; Huân chương Lao động hạng Nhì (thành tích thi công thủy điện Lai Châu), 2 Huân chương Lao động hạng Ba (thành tích thi công thủy điện Buôn Kuôp, thủy điện Sơn La); 3 tập thể và 3 cá nhân được tặng Danh hiệu Anh hùng lao động; 6 cá nhân, 21 lượt tập thể được tặng Huân chương Lao động các hạng; 42 tập thể, 116 cá nhân được tặng BK của Thủ tướng Chính phủ, cờ thi đua và BK của các bộ, ngành. Đặc biệt năm 1999, nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày truyền thống, Đảng và Nhà nước đã tặng thưởng Huân chương Sao vàng cho các thế hệ Bộ đội Trường Sơn, do có thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Quá trình xây dựng và trưởng thành của Binh đoàn 12 – Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn luôn luôn giữ vững và phát huy truyền thống của Bộ đội Trường Sơn Anh hùng, trung thành với Đảng, với Tổ Quốc và nhân dân, bất cứ trong hoàn cảnh nào, điều kiện nào cũng chấp hành nghiêm mệnh lệnh trên giao và thực hiện với quyết tâm cao nhất. Từ bám trụ trên Trường sơn, Tây Nguyên, đến triển khai lực lượng trên vùng xa xôi hẻo lánh ở biên giới, hải đảo, bất cứ ở đâu, nhiệm vụ nào, Binh đoàn cũng đem hết sức mình hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Đây là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng, khẳng định sự tồn tại và phát triển của Tổng công ty trong cơ chế thị trường, làm kinh tế có hiệu quả kết hợp tốt kinh tế với quốc phòng, giữ gìn được uy tín của đơn vị Quân đội làm kinh tế, đưa Tổng công ty trở thành doanh nghiệp kinh tế – quốc phòng mạnh của Quân đội; góp phần cùng với các doanh nghiệp Nhà nước giữ vững vai trò chủ đạo và thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế quốc dân theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Hơn 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà trực tiếp là Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng; được sự giúp đỡ tận tình của cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân các địa phương; sự phối hợp hiệp đồng có hiệu quả của các cơ quan, đơn vị trong và ngoài quân đội; các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức, lao động quốc phòng Đoàn 559 – Bộ đội Trường sơn – Binh đoàn 12 – Tổng Công ty xây dựng Trường sơn luôn phát huy bản chất tốt đẹp, truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng, trung thành với Đảng, với Tổ Quốc và nhân dân; đoàn kết, mưu trí, kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu; tích cực, chủ động, sáng tạo trong lao động sản xuất và công tác, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ; góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân giành thắng lợi trọn vẹn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.



Ban lãnh đạo

Họ và tên Chức vụ
Nguyễn Hữu Ngọc Tổng Giám đốc

Hồ sơ tổng giám đốc

Họ và tên Nguyễn Hữu Ngọc
Nguyên quán N.A

N.A

N.A

Bạn cần đăng nhập để xem được thông tin

Vốn điều lệ

VNĐ

Quy mô và Hoạt động SXKD/OPERATION

Tổng tài sản(Tỷ VND)

A10 (Dưới 100 tỷ) A9 (100 - 200 tỷ) A8 (200 - 400 tỷ) A7 (400 - 600 tỷ) A6 (600 - 800 tỷ)
A5 (800 - 1000 tỷ) A4 (1000 - 1500 tỷ) A3 (1500 - 2000 tỷ) A2 (2000 - 2500 tỷ) A1 (Trên 2500 tỷ)

Vốn chủ sở hữu

E10 (Dưới 100 tỷ) E9 (100 - 200 tỷ) E8 (200 - 400 tỷ) E7 (400 - 600 tỷ) E6 (600 - 800 tỷ)
E5 (800 - 1000 tỷ) E4 (1000 - 1500 tỷ) E3 (1500 - 2000 tỷ) E2 (2000 - 2500 tỷ) E1 (Trên 2500 tỷ)

Doanh thu (Tỷ VND)

R10 (Dưới 100 tỷ) R9 (100 - 200 tỷ) R8 (200 - 400 tỷ) R7 (400 - 600 tỷ) R6 (600 - 800 tỷ)
R5 (800 - 1000 tỷ) R4 (1000 - 1500 tỷ) R3 (1500 - 2000 tỷ) R2 (2000 - 2500 tỷ) R1 (Trên 2500 tỷ)

Số lượng nhân viên

L10 (Dưới 100 người) L9 (100 - 200 người) L8 (200 - 400 người) L7 (400 - 600 người) L6 (600 - 800 người)
L5 (800 - 1000 người) L4 (1000 - 1500 người) L3 (1500 - 2000 người) L2 (2000 - 2500 người) L1 (Trên 2500 người)

Vị thế của doanh nghiệp trong ngành

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

Bottom 25% 25%-m m-25% Top 25%

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Bottom 25% 25%-m m-25% Top 25%
n = 0 m(ROA) = 0 m(ROE) = 0

TOP 5 doanh nghiệp cùng ngành - Hoạt động xây dựng khác

Tin tức doanh nghiệp

Dai-ichi Life Việt Nam trao áo ấm và quà khuyến học cho trẻ em tại Quảng Bình

Top 10 Công ty Vật liệu xây dựng uy tín năm 2025

“TOUR ĐỈNH NÓC, GIÁ CỰC SỐC” tại Ngày hội Du lịch TP HCM năm 2025 cùng BENTHANH TOURIST

CC1 khởi động khung năng lực chuyên môn: Bước tiến chiến lược trong phát triển nguồn nhân lực

Chính thức bàn giao hệ thống phần mềm quản lý nhân sự CC1-XBOSS: Bước tiến mới trong chuyển đổi số

Netco - Top 10 Công ty chuyển phát nhanh, giao hàng chặng cuối uy tín năm 2025

Gửi tin nhắn phản hồi đến doanh nghiệp

Tải file
Chọn file hoặc kéo thả file để tải file lên
0%
cho phép upload : .xlsx;.xls;.doc;.docx;.pdf;.jpg;.gif;.png