Kiếm lợi nhuận từ sản phẩm miễn phí, tại sao không?

19/10/2017

Chuyên mục:

Một cách để xây dựng lượng người dùng lớn là cung cấp những sản phẩm thực sự giá trị hoàn toàn miễn phí.

Đó là chiến lược của Codecademy. Chỉ trong vài năm ngắn kể từ khi thành lập vào năm 2011, công ty đã trở thành một trong những nền tảng học tập trực tuyến lớn nhất thế giới, với hơn 24 triệu người dùng. Codecademy không chỉ dạy một bộ kỹ năng (mã hóa) đang ngày càng có nhu cầu trong thị trường việc làm, mà người sử dụng còn rất trung thành và gắn bó bởi họ đã cung cấp cho phần lớn nội dung học tập hoàn toàn miễn phí. Cộng đồng Codecademy, một tập hợp các nhà tư tưởng công nghệ, là tài sản có giá trị nhất của nó.

Nhưng giờ đây, công ty này đang đứng ở ngã tư đường. Họ đã phát triển quá lớn và phổ biến đến nỗi họ phải xem xét việc kiếm tiền từ những khía cạnh nhất định trong kinh doanh để đảm bảo chất lượng bền vững và tiếp tục tăng cường cung cấp nội dung.

Jeffrey Bussgang (MBA 1995) là một giảng viên cấp cao môn quản trị kinh doanh tại Đơn vị Quản lý Doanh nhân tại Trường Kinh doanh Harvard và là đối tác chung của Flybridge Capital. Ông nghiên cứu chặt chẽ lĩnh vực khởi nghiệp và rút ra từ kinh nghiệm của mình như là một nhà đầu tư mạo hiểm và cựu doanh nhân để giảng dạy một khóa học được gọi là Launching Technology Ventures (tạm dịch: Khởi nghiệp với Công nghệ mạo hiểm) trong mảng đào tạo tự chọn của chương trình MBA. Bussgang gần đây đã xuất bản một trường hợp về thành công của Codecademy cho đến nay, cũng như những thách thức mà nó phải đối mặt liên quan đến sự tăng trưởng trong tương lai.

Ông đã thảo luận về trường hợp này và lĩnh vực khởi nghiệp dưới đây.

 

Có vẻ như nhiều công ty ngày hôm nay đang theo đuổi 2 mục tiêu cùng một lúc: vừa hoàn thành mục tiêu sứ mệnh vừa mang lại lợi nhuận. Liệu Codecademy có thể giữ đúng với sứ mệnh mà họ đặt ra và vẫn có lợi nhuận không?

Jeff Bussgang (JB): Tôi có một số kinh nghiệm với tư cách là một doanh nhân "hai sứ mệnh" từ việc đồng sáng lập Upromise, một chương trình đồng hành trực tuyến được thiết kế để giúp các gia đình tiết kiệm tiền cho việc học đại học. Kinh nghiệm đó đã thuyết phục tôi về sức mạnh của các công ty vì lợi nhuận lẫn mục tiêu. Bởi vì họ vì lợi nhuận, họ có thể thu hút tài năng xuất chúng và nguồn lực rất lớn. Bởi vì họ được định hướng theo sứ mệnh, nên họ truyền cảm hứng cho nhân viên trung thành để làm việc chăm chỉ theo đuổi nhiệm vụ. Nếu được thực hiện đúng, đó là chiến thắng đôi bên.

Codecademy là một công ty định hướng nhiệm vụ đầu tiên, nơi những người sáng lập rất say mê cung cấp các cơ hội giáo dục cho công chúng. Tôi tin rằng họ có thể tôn trọng sứ mệnh của họ bằng cách cung cấp một thư viện khổng lồ nội dung giáo dục miễn phí và vẫn xây dựng mô hình kinh doanh mạnh mẽ thông qua các sản phẩm và dịch vụ bổ sung mà họ có thể tính phí.

Các công ty trực tuyến làm thế nào để cân bằng giữa chiến lược xây dựng cộng đồng và kiếm lợi nhuận? Cái nào nên đến trước?

JB: Xây dựng cộng đồng và kiếm lợi nhuận có thể hòa hợp nếu một tập hợp con của cộng đồng tìm thấy giá trị trong các dịch vụ của công ty. Cá nhân tôi, tôi là người theo chủ nghĩa xây dựng cộng đồng trước tiên và tập trung vào việc kiếm lợi nhuận sau đó, giống như nhóm Codecademy đã làm.

Ví dụ, một trong những công ty danh mục đầu tư của chúng tôi tại Flybridge, MongoDB, đã làm điều đó rất tốt. Họ là một công ty phần mềm cơ sở dữ liệu mã nguồn mở, theo định nghĩa nghĩa là mọi người đều có quyền truy cập cơ sở dữ liệu của họ. Họ đã trở thành một trong bốn cơ sở dữ liệu phổ biến nhất trên thế giới, khi hàng triệu công ty đã tải xuống cơ sở dữ liệu miễn phí của họ và kết hợp nó vào cơ sở hạ tầng công nghệ của họ. Chỉ mới đây công ty bắt đầu tập trung vào việc kiếm lợi nhuận.

Codecademy đã cho thấy bài học gì nếu các công ty muốn trở nên khác biệt trong một thị trường trực tuyến nhộn nhịp như bây giờ?

JB: Nhóm Codecademy tập trung vào trải nghiệm sản phẩm cho khách hàng của họ. Sự tập trung vào trải nghiệm và thiết kế sản phẩm này là một yếu tố quan trọng cho các công ty cố gắng để trở nên khác biệt. Tất cả bắt đầu bằng việc thu hút người dùng.

Theo ông, tầm quan trọng của quốc tế hoá với sự phát triển của công nghệ là gì?

JB: Hiện nay có hơn 3 tỷ người sử dụng Internet ngày nay (tăng so với 300 triệu chỉ cách đây 15 năm). Ít hơn 10% trong số đó đến từ Hoa Kỳ. Nghĩa là quốc tế hóa là rất, rất quan trọng.

Tốc độ mà Codeacademy thu được khách hàng sau khi được đưa ra thị trường của họ cực kỳ ấn tượng. Dường như họ đã đánh đúng vào một nhu cầu thực tế chưa được đáp ứng trong các hệ thống giáo dục. Các kỹ năng viết mã sẽ được tiếp tục như thế nào và vai trò của chính phủ trong việc đáp ứng những nhu cầu đó?

JB: Các kỹ năng phân tích và sự quen thuộc với công nghệ là yêu cầu cơ bản đối với mọi công việc của thế kỷ 21. Kỹ năng mã hóa có liên quan đến một con số lớn các công việc đó. Không chỉ những người thực sự có thể xây dựng các ứng dụng di động và các trang web - những người có nhu cầu lớn, mà còn là những người dễ dàng thao tác công nghệ. Cũng như y tá và kỹ thuật viên y tế hỗ trợ cho các bác sĩ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ có chất lượng, có rất nhiều công việc phân tích kinh doanh hỗ trợ cho các nhà lập trình để cung cấp các sản phẩm phần mềm chất lượng và các dịch vụ dựa trên công nghệ.

Vì chính phủ các bang điều hành các trường công lập, các trường cao đẳng cộng đồng, và các trường đại học công, họ rất cần phát triển chương trình học của mình để đáp ứng nhu cầu của môi trường làm việc hiện đại. Sự quen thuộc với công nghệ và các cơ sở vật chất công nghệ cao là một yếu tố then chốt đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết hiện nay.

Thu Thủy

Lược dịch theo Harvard Business School

Vietnam Report